Trang chủ / Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có nhiều sự phát triển vượt trội về thể chất và tâm sinh lý toàn diện. Bé bắt đầu có những nhận biết về thế giới xung quanh và bước vào một giai đoạn phát triển mới rất quan trọng trong việc định hướng lại khẩu phần ăn và thói quen sinh hoạt. Do đó, việc chăm sóc bé vào giai đoạn này cần nhiều sự quan tâm và đầu tư về cả thời gian lẫn công sức của mẹ. Mẹ hãy cùng Bio-acimin Gold tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có thể giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ nhé!

  1. Chế độ dinh dưỡng dành cho bé     

         a. Nguồn dinh dưỡng chính của bé

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tối ưu hoá sự phát triển toàn diện về trí não và thể chất của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ lưu ý rằng chỉ nên cho bé uống sữa công thức nếu thiếu sữa mẹ. Ngoài ra, ở giai đoạn này, mẹ chưa thực sự cần phải bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác cho bé.

Cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-4-6-thang (1)

        b. Những lưu ý khi chọn sữa công thức cho bé

Khi chọn sữa cho bé từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi, mẹ nên chú trọng đến công thức sữa giúp tăng cường sự phát triển của não bộ, tốt cho mắt và hệ miễn dịch của bé. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn những loại sữa có thành phần dưỡng chất cần thiết, phù hợp và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé như: đạm, axit béo, DHA, ARA, vitamin… Đây là những dưỡng chất rất quan trọng trong sự phát triển thể lực và trí lực ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sữa bị làm giả, mẹ nên cân nhắc lựa chọn các thương hiệu và đại lý phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng sữa và sự an toàn cho bé.

Cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-4-6-thang (2)

Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa và gặp khó khăn trong việc hấp thu, mẹ có thể cho bé uống cốm vi sinh Bio-acimin Gold để bổ sung các dưỡng chất cần thiết như lợi khuẩn, kẽm, L-Lysine, taurine, các vitamin nhóm B, và các khoảng chất…. giúp bé tăng cường khả năng hấp thu và hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóabiếng ăn ở trẻ.

2. Chăm sóc giấc ngủ của bé

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu giảm thiểu số lượng các bữa ăn của bé trong ngày, do đó, đây là thời điểm tốt để mẹ ngừng cho bé ăn vào buổi đêm và định hình lại các thói quen về giấc ngủ của bé. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu ngủ trọn giấc thông đêm. Nhiều bé đã có thể ngủ liền một giấc dài khoảng từ 6 đến 8 giờ. Tuy nhiên, khi bắt đầu, đa số các bé vẫn còn thói quen bú đêm và thường có xu hướng tỉnh giấc giữ chừng. Do đó, mẹ cần xây dựng lịch trình giấc ngủ liền mạch hơn cho bé vào ban đêm.

Cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-4-6-thang (3)

               

Những lưu ý mẹ cần biết để chăm sóc giấc ngủ cho bé

Xây dựng giờ ngủ cố định cho bé

Đến giờ ngủ, mẹ có thể hát ru cho bé. Điều này sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện tự nhiên cho mỗi lần đi ngủ của bé. Hơn nữa, việc ngủ đúng giờ còn giúp xây dựng một nhịp sinh học phù  hợp cho cơ thể của bé ngay từ khi còn nhỏ.

Chăm sóc bé ban đêm nếu bé chợt tỉnh giấc

Khi bé chợt thức giấc, mẹ nên nhẹ nhàng dỗ dành và quan sát để tìm ra nguyên nhân khiến bé bé khó ngủ. Nếu bé đói, mẹ nên cho bé bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt. Giai đoạn này, mẹ có thể áp dụng chế độ cắt giảm tần suất bú đêm ở bé mà vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ nên tắt đèn để bé ngủ dễ hơn. Ánh sáng từ đèn ngủ ban đêm có thể khiến một số hooc-môn tiết ra ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

  1. Những lưu ý an toàn cho bé

Cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-4-6-thang (4)

Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có một sự phát triển rất vượt trội về khả năng kiểm soát những cử động của đầu và chân tay. Lúc này, bé đã cử động được khá nhiều và biết cách cầm nắm hay tóm lấy các đồ vật xung quanh rồi cho vào miệng. Do đó, các món đồ chơi và vật dụng của bé phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra và tránh để các đồ vật nguy hiểm như cốc nước nóng hay đồ chơi nhỏ dễ vỡ xung quanh bé. Ngoài ra, ở giai đoạn này, nếu mẹ sơ suất, bé có thể bị ngã hoặc hoặc bị tổn thương bởi các đồ vật xung quanh mình. Vậy mẹ không nên đặt bé nằm trên giường hoặc dưới đất một mình.

  1. Cảnh báo các triệu chứng chậm phát triển của bé

Trong giai đoạn này, bé xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển dưới đây, mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra hoặc tìm chuyên gia để được tư vấn.

  • Đầu bé ngã ra sau khi ngồi
  • Bé chưa biết lật cả hai bên
  • Bé không thể tự phát ra tiếng cười
  • Bé gặp khó khăn khi tự đưa đồ vật vào miệng
  • Bé rất khó ngủ lại nếu tỉnh dậy vào lúc nửa đêm

Ngoài ra, mẹ và người thân lưu ý không lắc lư bé để tránh tạo chấn động não và gây nguy hiểm cho bé.

Vậy là mẹ đã có những kiến thức cần thiết để chăm sóc bé trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi rồi! Bio-acimin chúc mẹ có thể tìm ra được phương pháp phù hợp nhất để chăm sóc con thật hiệu quả nhé!
Bài viết liên quan:

Hệ tiêu hóa – Nền tảng của sự phát triển toàn diện

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời

Giúp mẹ giải quyết 5 nỗi lo khi chăm bé

Những mốc phát triển của bé trong 24 tháng đầu đời

Hưỡng dẫn cách cho bé làm quen với đồ ăn dặm

Vì giấc ngủ an toàn cho bé – mẹ cần lưu ý gì?

Đo độ ngủ “chuẩn” của bé

 

 

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính