Trang chủ / Đừng quát mắng khi trẻ không chịu hợp tác trong thời kỳ ăn dặm

Đừng quát mắng khi trẻ không chịu hợp tác trong thời kỳ ăn dặm

Con ăn chậm hoặc biếng ăn, không chịu hợp tác trong thời kì ăn dặm… là một trong những nguyên nhân khiến bố mẹ đứng trước nguy cơ mất kiềm chế về cảm xúc, có thể la mắng thậm chí đánh đòn bé. Đây là một trong những sai lầm của người làm cha mẹ trong chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả thể chất lẫn tinh thần của bé.

Nhu cầu ăn uống của trẻ không giống nhau, tùy vào thể lực và sở thích của mỗi bé, cha mẹ có phương pháp chăm sóc bé riêng. Vì thế, bố mẹ không nên “nhìn con người ta ăn” mà ép con mình theo “con nhà người”, dễ dẫn đến tình trạng la mắng bé, vô tình gây ra nhiều tác hại không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này.

Trong bài viết dưới đây là một số tác hại của việc quát mắng trẻ để ép con ăn mà nhiều phụ huynh cần biết:

Ép con ăn bằng biện pháp quát mắng khiến bé ngày càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn

Đây là sự khẳng định của các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu tại Canada với quy mô trên 300 gia đình có trẻ từ 2 – 4 tuổi và 7 – 9 tuổi: Những đứa trẻ khi còn nhỏ bị cha mẹ ép ăn khi bé không thích, theo thời gian sẽ có nguy cơ bị rối loạn ăn uống, ngày càng biếng ăn hơn. (theo thông tin đăng trên báo VnExpress).

Cơ thể của bé sẽ tự cảm nhận được mức no đói mà kích thích sự thèm ăn, mẹ không cần phải ép bé. Tùy theo thể trạng mà lượng thực phẩm các bé ăn sẽ khác nhau, nếu trẻ cảm thấy đã no và muốn dừng lại thì mẹ không nên “cưỡng ép” con ăn bằng quyền lực của người làm mẹ. Bởi, tâm lý bị cưỡng ép, dẫn đến sự sợ sệt, khiến con mất dần khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn và bữa ăn trở thành “nỗi ám ảnh kinh hoàng”.

Con biếng ăn – Mẹ la mắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé sau này

1

Khi con không chịu ăn uống, cha mẹ thường dễ “mất kiểm soát” tâm lý và cảm xúc, dễ nổi nóng với bé. Tuy nhiên, lại có rất ít bậc phụ huynh hiểu cho bé, tại thời điểm đó con cũng đang cảm thấy mệt mỏi và bức bối không kém do bị bắt ép làm điều mình không thích. Đây là một trong những nguyên nhiên, khiến con lớn lên dễ trở thành người hay bị căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn với người khác.

Lời khuyên từ Bio-acimin giúp mẹ không bao giờ phải quát mắng con biếng ăn

Để con vui vẻ và hợp tác với mẹ tốt hơn trong các bữa ăn, mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Ngay từ khi con cất tiếng khóc chào đời, mẹ nên có nhật kí dinh dưỡng cho con, từ đó nắm rõ nhu cầu ăn uống của bé

young mother spoon-feeding her baby girl

  • Khi bắt đầu tập ăn dặm, hãy rèn luyện thói quen ăn uống đúng cách cho bé: Ngồi ăn tập trung, cùng ăn với gia đình, tránh đi rong hoặc xem ti vi hay nghịch đồ chơi. Các bữa ăn cùng gia đình sẽ kích thích sự vui vẻ và mong chờ tới giờ ăn cơm chung với cả nhà của bé, giúp con có cảm giác thèm ăn hơn và mẹ không phải la hét con ăn nữa

4

  • Nấu ăn cho trẻ ăn dặm đúng cách. Chế biến thực phẩm chuẩn theo độ tuổi ăn dặm (cả về cách chế biến lẫn nhóm thực phẩm dinh dưỡng theo độ tuổi ăn dặm cho trẻ). Nên lựa chọn các món ăn có màu sắc bắt mắt và trang trí món ăn phù hợp với trẻ thơ để bé háo hức hơn sau mỗi bữa ăn.

5

  • Mẹ và bố nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động thể chất, vừa tạo điều kiện để cả gia đình gần gũi nhau hơn vừa giúp bé vận động nhiều hơn, kích thích hệ tiêu hóa và các cơ quan khác hoạt động hiệu quả hơn.
  • Mẹ hãy nhớ, trong mọi trường hợp, không nên quát mắng trẻ để ép buộc con ăn, vì điều này còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Hãy để con ăn khi chúng có nhu cầu và hào hứng với việc ăn uống.
  • Mẹ nên cho con đi khám định kì, theo dõi các chỉ số chiều cao cân nặng của bé để theo dõi tốt hơn chế độ dinh dưỡng và tìm ra biện pháp phù hợp cải thiện tình hình nếu trẻ bị suy dinh dưỡng từ các bác sỹ chuyên khoa.

Bài viết liên quan:

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính