Trang chủ / Tập cho bé ăn dặm bằng tất cả các giác quan

Tập cho bé ăn dặm bằng tất cả các giác quan

Trẻ ăn dặm là bước chuyển đổi quan trọng nhưng cần có thời gian thích nghi vì thế nếu kết hợp tất cả các giác quan có thể giúp trẻ thích thú với bữa ăn.

Trẻ bắt đầu ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6 là bước chuyển mình quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn chưa thích ứng được với việc ăn dặm vì thế vào thời điểm này các mẹ nên cố gắng kết hợp nhiều giác quan khác nhau trong bữa ăn để kích thích trẻ ăn ngon hơn.

  1. Thính giác

Thính giác là cơ quan được phát triển rất sớm. Ngay từ khi còn sơ sinh, bé đã rất thích nghe giọng nói nhẹ nhàng, êm ái của mẹ. Chính vì vậy, rèn luyện thính giác cho bé trong giai đoạn ăn dặm không thể thiếu việc trò chuyện với con. Việc mẹ hay thủ thỉ với bé, kể chuyện cho bé nghe không những giúp bé nhận thức thế giới xung quanh mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai mẹ con nữa đấy. Mẹ hãy trò chuyện với bé khi nấu ăn, rằng hôm nay mẹ nấu món gì, cách nấu ra sao, chuẩn bị dọn bàn ăn như thế nào; hoặc khi cho bé ăn, mẹ cầm những vật dụng gì, mẹ hãy gọi tên nó cho bé biết.

untitledaTrò chuyện cùng con thường xuyên sẽ giúp thính giác của con phát triển

Nhờ việc giao tiếp với con thường xuyên như vậy, bé không chỉ tích lũy dần vốn từ cho mình mà còn có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ nữa. Từng bước như vậy, khả năng nghe và phản xạ của bé được nâng cao, trí não cũng sẽ phát triển, hình thành mối liên hệ giữa những âm thanh và đồ vật mà mẹ lấy làm minh họa.

  1. Thị giác

Từ tháng thứ 6, thị giác của bé ghi nhớ rất nhanh các chuyển động của thế giới bên ngoài, chính vì vậy, việc con được tiếp xúc với những thực phẩm có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau cực kỳ có lợi cho sự phát triển thị giác. Đầu tiên, mẹ hãy để bé tập tự ăn. Vì với phương pháp này sẽ giúp bé có trải nghiệm rất tốt về hình dạng, màu sắc, kết cấu của món ăn, đồng thời có thể phát triển thuần thục hơn sự phối hợp tay – mắt. Ví dụ như khi cho bé ăn, mẹ nên cho bé biết món ăn ấy có màu gì, các đồ vật như bát có in hình chuột Mickey, thìa hình hoa, ly nước màu sắc…Mẹ biết không, những hình ảnh đáng yêu ấy cũng dễ dàng được bé tiếp thu vào não bộ, tạo phản xạ ghi nhớ hình ảnh và giúp hình thành “kho” tư liệu phong phú cho bé.

untitledBé sẽ tập được khả năng quan sát trong lúc cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn

Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé tập làm quen với các hình khối trong lúc chuẩn bị bữa ăn cho con. Mẹ hãy vừa làm vừa trò chuyện với bé, này thì quả chanh hình tròn, quả cam cũng hình tròn nhưng lớn hơn, con nhìn và phân biệt đi nào…Chắc hẳn bé sẽ vui thích với những đồ chơi “thức ăn” thay đổi hàng ngày, và việc quan sát, tiếp xúc với những đồ chơi này sẽ giúp phát triển các giác quan khác của bé.

  1. Xúc giác

Xúc giác của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, từ 2 tháng tuổi, bé đã bắt đầu quờ quạng để khám phá các đồ vật xung quanh cho đến giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi) xúc giác phát triển rất mạnh. Lúc này bé đã bắt đầu tự ăn được, tự cầm nắm các vật thể: thìa, bát, đồ ăn, bánh trái… Ban đầu, mẹ có thể kích thích xúc giác của con bằng cách để con ăn bốc. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bé rèn luyện được các kỹ năng cầm nắm, cảm nhận độ thô mịn của đồ ăn, ước lượng để xử lý thức ăn trong miệng. Tất cả các kỹ năng bé sử dụng trong quá trình “ăn bốc” sẽ khơi dậy xúc giác, nhờ đó kích thích não bộ. Dần dần, mẹ tập cho con cầm thìa tự xúc ăn, cầm nắm các trái cây. Ngoài ra, trước khi chính thức bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho bé chơi với chén, muỗng để bé quen dần với việc cầm nắm các vật dụng này, bàn tay bé cũng quen với những vận động như thế.

2

Bé tập cầm nắm ngay từ giai đoạn trước khi ăn dặm

  1. Vị giác và khứu giác

Vị giác và khứu giác là thường phát triển song song trong giai đoạn dặm của trẻ. Vị giác của bé rất nhạy cảm, khi mẹ đưa thức ăn vào, bé có những biểu hiện thích thú với vị ngọt và tẩy chay vị chua, đắng. Trong khi đó, những mùi hương quen thuộc từ sữa hoặc mùi thơm của thức ăn sẽ hấp dẫn bé mỗi khi đến bữa. Vì thế, giai đoạn ăn dặm là lúc mẹ cần chú ý áp dụng các phương pháp để hỗ trợ bé phát triển hai giác quan quan trọng này. Mẹ nên để cho bé nếm và ngửi nhiều mùi từ các loại thức ăn khác nhau. Các vị ngọt, chua, đắng,…cùng mùi thơm của các loại thực phẩm và trái cây tươi có thể giúp tăng cảm giác ngon miệng. Trước khi ăn, mẹ cũng nên chú ý cho bé nếm trước để nhận biết vị và xem con có thích hay không. Đặc biệt, mẹ nên nhớ là không nên để bé tiếp xúc sớm với mùi nước hoa, hóa chất xịt phòng, vì chúng có thể gây khó chịu cho bé, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của bé đấy nhé.

2w

Mẹ nên cho bé nếm và ngửi nhiều mùi từ các loại thức ăn khác nhau

  1. Cảm giác

Một bữa ăn vui vẻ, thoải mái tạo điều kiện cho bé phát triển đầy đủ các giác quan. Bé sẽ hào hứng với bữa ăn khi được nhìn thấy mẹ chuẩn bị và trò chuyện trong suốt quá trình ăn. Mẹ cũng có thể cho bé tham gia vào bữa ăn chung với cả gia đình, đây sẽ là cơ hội tốt để bé quan sát và học thêm nhiều điều mới. Đừng cố ép bé ăn mẹ nhé, có thể bé chưa quen với một số mùi vị, cần cho bé thời gian làm quen với những điều mới. Việc mẹ trải nghiệm cho bé ăn dặm bằng năm giác quan còn giúp mẹ nhận biết được sở thích ăn uống của con để cả mẹ và bé cùng có những bữa ăn dặm hào hứng và hiệu quả.

Bài viết liên quan

3 sai lầm phổ biến của cha mẹ Việt gây nên chứng biếng ăn của bé

Đừng quát mắng khi trẻ không chịu hợp tác trong thời kỳ ăn dặm

Trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm của bé

Vì sao bé ăn nhiều mà vẫn còi?

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính