Mục lục nội dung
Rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh là tình trạng thường xảy ra với các biểu hiện như đau bụng, đi phân lỏng,… Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể làm giảm chức năng của đường ruột, về lâu có thể gây biến chứng. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách xử lý thế nào? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết sau.
Rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh do đâu?
Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, duy trì ở mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Mốc cân bằng này giúp đường ruột khỏe mạnh, hấp thu tốt, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn rất mạnh, chúng tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Điều này gây phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, làm giảm lợi khuẩn và thúc đẩy sự phát triển, xâm nhập của các vi khuẩn có hại dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột,…
Một số nhóm kháng sinh thường gây rối loạn tiêu hóa như: ampicillin, cephalosporin, erythromycin, clindamycin,…
Sử dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh
Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh thường diễn ra từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8, 9 của đợt điều trị kháng sinh. Một số triệu chứng điển hình là
- Các dấu hiệu thường gặp: Bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có dấu hiệu mất nước như háo nước, môi khô. Tình trạng này kéo dài gây mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém.
- Các dấu hiệu ít gặp: Sốt, nôn nhiều, đi ngoài ra thức ăn chưa tiêu hóa hết (phân sống) hoặc phân lẫn máu.
Kháng sinh gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể
Rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh có nguy hiểm không?
Thông thường, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh rất nhẹ và sẽ cải thiện sau khi ngừng sử dụng kháng sinh 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ vì việc mất nước diễn ra rất nhanh, gây ảnh nguy hiểm tới tính mạng nếu không được bù nước kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ bị viêm ruột với các triệu chứng đặc trưng: Sốt, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài phân nhầy máu.
Đối với trẻ em, sử dụng kháng sinh còn gây mất cân bằng hệ vi sinh, khiến hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả, trẻ ăn không ngon miệng, tiêu hoá, hấp thu kém. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ nhỏ
Cách xử lý rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh
Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh, bạn hãy phối hợp thực hiện các biện pháp dưới đây.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
- Cách bổ sung: Bạn có thể lựa chọn bổ sung men vi sinh qua các thực phẩm nên men như sữa chua, phô mai, bắp cải muối hoặc uống các chế phẩm men vi sinh. Trong đó, việc uống các chế phẩm men vi sinh được đánh giá là tiện dụng và mang lại hiệu quả cao hơn.
- Tiêu chí lựa chọn lợi khuẩn: Bạn nên lựa chọn những chế phẩm bổ sung bào tử lợi khuẩn. Bào tử lợi khuẩn không bị phá hủy bởi acid và men tiêu hóa trong dạ dày nên chúng có độ ổn định tốt hơn lợi khuẩn thông thường. Một số chủng vi sinh khuyên dùng là Lactobacillus, B.subtilis, B.clausii.
- Lưu ý: Men vi sinh nên được uống cách thời gian uống kháng sinh 2 giờ, tránh trường hợp thuốc kháng sinh tiêu diệt và làm giảm tác dụng của các lợi khuẩn trong men.
Men vi sinh giúp thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Sử dụng thuốc kháng sinh đúng hướng dẫn
Trong suốt quá trình điều trị, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng, không tự ý tăng liều để tránh gặp tác dụng phụ tiêu chảy. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng chung thuốc kháng sinh với các thuốc khác để tránh các thuốc tương tác với nhau gây tiêu chảy, các biến chứng khác nguy hiểm.
Nếu bị tiêu chảy khi uống kháng sinh, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn phù hợp, không tự giảm liều hoặc bỏ thuốc vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Khi có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm:
- Nôn ói, đi ngoài nhiều lần: Tình trạng này làm mất nước, điện giải rất nặng nề gây nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
- Đi ngoài kèm sốt cao, nôn, đau quặn bụng: Bạn có khả năng bị nhiễm khuẩn nặng cần phải xử lý kịp thời.
- Phân có máu: Phân có máu là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp sớm như xuất huyết tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc ở trẻ nhỏ.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng: Đây là hai đối tượng có sức đề kháng rất kém, ảnh hưởng nặng nề nếu bị tiêu chảy hoặc nôn ói kéo dài.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, vận động
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và vận động phù hợp sẽ góp phần cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Những thực phẩm nên ăn: Nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp, rau xanh, đồ luộc,… Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước, sữa,… thường xuyên để tránh mất nước do tiêu chảy.
- Những thực phẩm không nên ăn:Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ tanh, đồ sống chưa qua chế biến, đồ ăn nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
- Chế độ vận động hợp lý: Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Với trường hợp bị tiêu chảy, mất nước nặng, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ luyện tập khi các triệu chứng đã tốt lên.
Giải đáp thắc mắc rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh
Mẹ tham khảo thêm một số tư vấn thường gặp do rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh trong phần sau.
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cho trẻ
Nếu trẻ bị tiêu chảy ít (dưới 8 lần/ ngày), vẫn bú và ăn uống bình thường thì mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng và theo dõi thường xuyên. Khi trẻ có các dấu hiệu như nôn ói, đi ngoài nhiều (trên 8 ngày/lần), bỏ bú, li bì, đi ngoài ra máu, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Mẹ chú ý không dừng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì nó làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Lúc này mẹ cần thông báo lại với bác sĩ để được xử trí khoa học nhất.
Đồng thời, cha mẹ không tự ý cho bé uống các thuốc cầm tiêu chảy gây cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể. Mẹ cũng nên ghi nhớ những loại thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa cho bé để thông báo với bác sĩ trong những lần sau.
Người lớn uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Sử dụng kháng sinh dài ngày có thể gây ra tình trạng tiêu chảy
Rối loạn tiêu hóa sau uống kháng sinh ở người lớn không quá nghiêm trọng. Đa phần tình trạng này sẽ chấm dứt khi dừng kháng sinh hoặc bổ sung các loại men vi sinh cho đường ruột.
Với các trường hợp bị tiêu chảy nhiều, người bệnh nên uống nhiều nước, oresol và có chế độ ăn uống mềm, lỏng nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị tiêu chảy kèm sốt cao, trong phân có lẫn máu thì nên đi thăm khám sớm để tìm ra các nguyên nhân bệnh lý khác.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm thông tin hữu ích và hiểu được rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh nên làm gì.
Thông tin nên xem thêm:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh mẹ nên làm gì?
Có nhất thiết phải bổ sung men vi sinh khi trẻ đang uống kháng sinh không ?
Men vi sinh và thuốc kháng sinh – là bạn hay thù?
Bổ sung men vi sinh như thế nào khi trẻ đang điều trị kháng sinh?
Bio – Acimin Gold – Giúp tiêu hóa khỏe, cải thiện rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh:
Đây là sản phẩm tin cậy, được 98% mẹ Việt lựa chọn. Với công thức 3+1 bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, men vi sinh Bio – Acimin Gold giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, men vi sinh Bio – Acimin Gold còn có tác dụng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện tiêu chảy tại nhà nhanh chóng. Hiện nay sản phẩm có cả ở dạng cốm và viên nhai phù hợp cho tất cả đối tượng.