Trang chủ / Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và 5 mẹo xử lý tại nhà

Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? 13 Nguyên nhân và 5 mẹo xử lý tại nhà

Tiêu chảy ra máu là tình trạng người bệnh đi phân lỏng, có máu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy tiêu chảy ra máu nguyên nhân do đâu? Cách chăm sóc như thế nào? Có nguy hiểm hay không? Tất tần tật thông tin về vấn đề này sẽ được tư vấn trong bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo. 

Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? 

Tiêu chảy ra máu là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần trong 24 giờ), phân lỏng có lẫn máu hoặc có máu cuối bãi, màu máu đỏ tươi (do đường tiêu hóa dưới) hoặc thâm đen (do đường tiêu hóa trên). Hiện tượng này có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính.

Tiêu chảy ra máu thường sẽ đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Đầy hơi chướng bụng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Ăn kém, khó tiêu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Phân có thể lẫn chất nhầy hoặc mủ.

Người bị tiêu chảy ra máu thường gặp cả những triệu chứng này 

Cảnh báo 13 nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu không nên bỏ qua

Tiêu chảy ra máu có thể do các nguyên nhân thường gặp như virus, ngộ độc thực phẩm, các bệnh về dạ dày – tá tràng hoặc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, xuất huyết tiêu hóa.

Rota virus

Tiêu chảy do Rotavirus xảy ra nhiều nhất trẻ dưới 5 tuổi do hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Virus này có khả năng lây nhiễm cao, thậm chí bùng phát thành dịch do thời gian tồn tại lâu ngoài môi trường nước, phân, các mặt bám. Rotavirus xâm nhập vào hệ tiêu hóa, nhân lên và gây tổn thương niêm mạc ruột non.

Biểu hiện thường gặp của tiêu chảy ra máu do Rotavirus: Sốt, nôn ói, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nước, có thể lẫn đờm nhớt hoặc máu.

Tiêu chảy do Rotavirus xảy ra nhiều nhất trẻ dưới 5 tuổi do hệ tiêu hóa của bé còn yếu

Nguyên nhân nhiễm khuẩn

Các vi khuẩn như E.Coli, Salmonella, Shigella, tụ cầu, Clostridium…có trong thức ăn hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây loét, xuất huyết và tăng tiết dịch dẫn đến tiêu chảy.

Các dấu hiệu đặc trưng: Sốt, đau quặn bụng, tiêu chảy phân lỏng, có thể lẫn nhầy máu.  

Các triệu chứng khác ít gặp: Nôn nhiều, bụng đầy chướng, các dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng),… 

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm dạ dày – tá tràng không được điều trị trong thời gian dài phát triển thành các ổ loét ăn sâu khiến mạch máu bị tổn thương. Các ổ loét ở gần mạch máu lớn dễ gây ra chảy máu dữ dội, nguy hiểm tới tính mạng. 

Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nhiều ở những người làm việc căng thẳng và có thói quen ăn uống không lành mạnh. 

Biểu hiện thường gặp của bệnh này: Đau bụng, ợ hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu, đi ngoài ra máu,…

Viêm trực tràng

Trực tràng là cầu nối giữa phần cuối đại tràng và hậu môn, là vị trí dễ bị viêm nhiễm nhất trong hệ tiêu hóa. Tình trạng viêm nhiễm, phù nề không được điều trị kịp thời tạo thành các ổ loét ăn sâu vào lớp cơ niêm mạc gây chảy máu.

Triệu chứng đặc trưng: Đi ngoài nhiều lần (5 – 10 lần/ngày), đau bụng, mót rặn, phân nhiều nước, lẫn máu hoặc mủ. Với bệnh nhân nặng, phân có những vệt máu đậm, thậm chí là chảy máu ồ ạt khi đại tiện. 

Polyp đại – trực tràng

Polyp là những tổ chức tăng sản quá mức trên niêm mạc đại – trực tràng, có hình dạng giống khối u nhưng nhìn chung khá lành tính. Các polyp ở vị trí đại tràng, trực tràng dễ bị kích thích gây chảy máu khi phân đi qua.

Một số dấu hiệu gợi ý bạn đang bị polyp đại – trực tràng bao gồm: đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lẫn máu, mềm, nhão hoặc táo bón kéo dài, đau tức dọc theo khung đại tràng. Bệnh được chẩn đoán dựa trên các hình ảnh khi thực hiện nội soi đại tràng.

Trĩ 

Tiêu chảy ra máu thường xuyên gặp ở người bị bệnh trĩ

Trĩ là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy ra máu. Chảy máu khi đi ngoài ở những người mắc bệnh trĩ thường do vận động mạnh, mót rặn hoặc do ma sát của phân khiến các thành mạch máu trong búi trĩ bị vỡ. Ngoài ra, phần hậu môn cũng dễ bị viêm nhiễm gây ra những vết rách làm người bệnh ngứa ngáy, đau rát và đi ngoài ra máu tươi.

Triệu chứng thường gặp: Chảy máu tươi khi đi vệ sinh, đau, ngứa rát do nứt kẽ, đôi khi, sờ được những khối nhô lên ở vùng hậu môn.

Ung thư đại trực tràng

Các khối u trong bệnh ung thư đại tràng phát triển gây viêm nhiễm, tổn thương đại tràng hoặc trực tràng dẫn tới chảy máu khi đại tiện.

Một số triệu chứng khác của ung thư đại trực tràng: Tiêu chảy ra máu kéo dài, đau bụng, chán ăn, khó tiêu, sụt cân…

Túi thừa đại tràng

Có tới 10 – 25% người mắc túi thừa tiến triển thành viêm túi thừa đại tràng. Khi bị nhiễm trùng nhiều, các mạch máu của túi thừa bị hủy hoại và vỡ gây tiêu chảy ra máu. 

Các triệu chứng khác: Đau tức vùng bụng dưới, đầy chướng, táo bón. Viêm túi thừa đại tràng dẫn tới áp-xe, tắc ruột, rò mủ ổ bụng nếu không được điều trị tốt.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa như gan, dạ dày, tá tràng, đại tràng. Máu từ những tổn thương chảy vào ống tiêu hóa khiến cho người bệnh đi ngoài ra máu.

Triệu chứng thường gặp khi bị xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài ra máu (đỏ tươi hoặc thâm đen tùy vị trí chảy máu), nôn ra máu, nặng hơn có thể chân tay lạnh, mạch nhanh khó bắt. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, không vệ sinh hoặc bị ôi thiu. Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc 1 – 2 ngày sau khi bạn sử dụng thực phẩm.

Các triệu chứng đặc trưng: Sốt, môi khô, lưỡi bẩn, đau cơ, tiêu chảy, nôn ói, người ớn lạnh, mệt mỏi. Thông thường, các triệu chứng sẽ cải thiện trong 1 – 3 ngày.

Các triệu chứng nguy hiểm: Nếu bị đau bụng dữ dội, mất nước nhiều (môi khô, mắt trũng sâu), tiêu chảy ra máu…thì bạn nên tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ gây ra khi vi khuẩn Shigella hoặc E.histolytica xâm nhập và gây ra những tổn thương chảy máu ở ruột già. Bệnh lây lan qua thực phẩm không vệ sinh, không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, bơi trong nước bị ô nhiễm.

Các triệu chứng thường gặp: Đau bụng từng cơn, buồn nôn, sốt, đi ngoài phân nhầy máu.

Thuốc

Một số thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc, loét và chảy máu tiêu hóa như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Cephalosporin, quinolon, tetracyclin…
  • Thuốc chống viêm: Ibuprofen, piroxicam, aspirin…
  • Thuốc chống đông máu: Prasugrel, vorapaxar, ticagrelor…

Sử dụng các thực phẩm có màu đỏ

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, tiêu chảy ra máu còn có thể do bạn ăn hoặc uống các thực phẩm có màu đỏ. Phẩm màu trong đồ ăn, thức uống không được hấp thu và đào thải ra ngoài cùng phân khiến cho bạn nhầm lẫn với việc đi ngoài ra máu. 

Vì thế, khi gặp tình trạng tiêu chảy ra máu, bạn hãy xem lại quá trình ăn uống có sử dụng các đồ ăn uống màu đỏ (nước ngọt, rượu, tiết canh) hay không.

Tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?

Tiêu chảy ra máu do nhiễm khuẩn hoặc Rotavirus có thể khỏi sau 3 – 7 ngày nếu được chăm sóc và chữa trị tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc lượng máu chảy ồ ạt sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. 

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Việc thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn khiến cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng. Ngoài ra, việc đại tiện nhiều lần trong ngày còn gây bất tiện trong sinh hoạt, làm việc.
  • Thiếu máu: Tiêu chảy ra máu kéo dài làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Bạn sẽ thấy mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên đau đầu, chóng mặt và mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Người thường xuyên bị tiêu chảy ra máu có khả năng bị ung thư cao hơn bình thường.
  • Nguy cơ tử vong: Xuất huyết ồ ạt làm người bệnh bị sốc mất máu và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tiêu chảy ra máu kéo dài tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm chất lượng cuộc sống

Mẹo chăm sóc tiêu chảy ra máu tại nhà 

Để cải thiện và phòng ngừa tiêu chảy ra máu, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường chức năng của đường tiêu hóa, sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng. Cụ thể một số mẹo xử lý khi bị tiêu chảy tại nhà như sau: 

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là phương pháp đơn giản nhưng rất hữu ích.

  • Chế độ ăn: Bạn nên uống đủ nước, ăn nhiều rau củ để vừa cung cấp vitamin cho cơ thể, vừa bổ sung chất xơ giúp dễ đi ngoài. Ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch và bảo quản tốt là cách phòng tránh nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thức ăn. Bạn không nên ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, các đồ uống có cồn vì chúng dễ gây tổn thương đường tiêu hóa, làm tiêu chảy ra máu nặng hơn. 
  • Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn hãy tập thói quen đi đại tiện vào thời điểm nhất định, không rặn quá mạnh, tránh hậu môn – trực tràng bị tổn thương.

Ăn uống lành mạnh giúp triệu chứng tiêu chảy ra máu nhẹ hơn

Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch đường ruột

Men vi sinh bổ sung lượng lớn lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường miễn dịch đường ruột, hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh.

  • Cách lựa chọn men vi sinh: Bạn nên lựa chọn các chế phẩm men vi sinh chứa đồng thời lợi khuẩn và chất xơ hòa tan. Vì chất xơ có thêm công dụng cải thiện rối loạn tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, kháng viêm. Vì vậy, sự kết hợp này giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe, phục hồi nhanh hơn so với việc chỉ sử dụng lợi khuẩn.
  • Cách bổ sung: Bạn nên duy trì sử dụng men vi sinh trong 2 – 3 tháng. Nếu đang dùng kháng sinh, bạn nên uống cách thuốc sau khoảng 2 giờ, không pha men vi sinh với nước trên 40 độ C để tránh men bị mất tác dụng.

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy

Thuốc cầm tiêu chảy được chỉ định khi bạn đi ngoài quá nhiều lần và có nguy cơ mất nước. Thuốc có công dụng giảm lượng nước trong phân, giảm nhu động ruột, giúp phân thành khuôn và giảm số lần đi ngoài.

  • Một số loại thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, Diosmectite, Berberin…
  • Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ vì nó có thể gây tắc ruột khi dùng quá liều. Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị ngộ độc, thuốc cầm tiêu chảy làm hạn chế độc tố ra ngoài theo phân nên ở lại trong đường ruột lâu hơn. 

Lạm dụng thuốc cầm tiêu có thể gây tắc ruột khi dùng quá liều

Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy ra máu hiệu quả và dễ thực hiện:

  • Hoa hòe: Thành phần hoa hòe chứa rutin, quercetin có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế chảy máu. Bạn dùng 25g hoa hòe, 10g địa du khô (mua tại tiệm thuốc bắc), 15g diếp cá tươi, rửa sạch, sắc cùng 500ml nước trong vòng 30  – 45 phút, uống ngày 3 lần.
  • Lá mơ lông: Lá mơ có khả năng giải độc, tiêu viêm, có công dụng chữa các chứng kiết lỵ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Bạn dùng 1 nắm lá mơ tươi, rửa sạch, thái nhỏ và chiên cùng trứng gà để ăn. Kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày, triệu chứng đi ngoài ra máu sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá có công dụng giải độc, kháng viêm, sát khuẩn và làm bền thành mạch nên rất hữu ích cho những người đang bị tiêu chảy ra máu. Bạn chỉ cần dùng 20 – 40g rau diếp cá tươi, sạch để ăn hàng ngày, rất đơn giản và tiện lợi.

Lưu ý: Nếu bố mẹ sử dụng phương pháp dân gian cho trẻ nhỏ, cần thử cho bé uống, ăn thử trước xem có dị ứng không (nổi mẩn đỏ, tiêu chảy nặng hơn,…). Nếu có, bố mẹ không nên áp dụng cách này. 

Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh được dùng trong trường hợp tiêu chảy có nhiễm khuẩn với các dấu hiệu: sốt cao, ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần, nôn ói.  Một số loại kháng sinh thường dùng: Ciprofloxacin, Metronidazol, Norfloxacin…

Lưu ý: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy ra máu khi nào cần đi khám bác sĩ 

Tiêu chảy ra máu cần được theo dõi thường xuyên và đi thăm khám bác sĩ sớm nếu có thêm những triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy ra máu trên 3 ngày: Tình trạng này kéo dài khiến cho bạn mất nước, điện giải và mất máu gây nguy hiểm cho cơ thể. 
  • Đau bụng dữ dội, nôn ra máu: Đây là những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
  • Đi ngoài ra máu phân sậm màu (màu bã cà phê): Màu máu kèm phân càng thẫm càng nguy hiểm vì có thể bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa trên. 
  • Sốt cao trên 38 độ C: Bạn rất có thể đang bị tiêu chảy ra máu do nhiễm khuẩn.
  • Mạch nhanh, nhỏ, chóng mặt: Các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang có nguy cơ sốc mất máu.
  • Sờ thấy u, cục vùng bụng, người mệt mỏi, sụt cân nhanh: Bạn nên đi khám bác sĩ và có các xét nghiệm chuyên khoa để xác định có phải ung thư hay không.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn tiêu chảy ra máu là gì và có những biện pháp chăm sóc, theo dõi tại nhà thích hợp. Nếu có vấn đề cần tư vấn, bạn đọc liên hệ ngay hotline hoặc để lại câu hỏi bên dưới bình luận, đội ngũ Bio – Acimin sẽ tư vấn tận tình sớm nhất. 

Thông tin nên xem thêm: 

5+ Thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em: Tác dụng, cách dùng, đối tượng

7 nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất

Hiểu rõ về hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài liên tục ở trẻ nhỏ

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý


Bio – Acimin Gold – Giúp tiêu hóa khỏe, hỗ trợ điều trị tiêu chảy ra máu tại nhà 

Đây là sản phẩm tin cậy, được 98% mẹ Việt lựa chọn. Với công thức 3+1 bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, men vi sinh Bio – Acimin Gold giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, men vi sinh Bio – Acimin Gold còn có tác dụng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, cải thiện tiêu chảy ra máu tại nhà nhanh chóng. Hiện nay sản phẩm có cả ở dạng cốm và viên nhai phù hợp cho tất cả đối tượng. 

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính