Trang chủ / Tắm nắng mùa đông đúng cách cho trẻ

Tắm nắng mùa đông đúng cách cho trẻ

Trái ngược với mùa hè ấm áp, mùa đông đến đi kèm với nỗi bất an của mẹ mỗi lần tắm nắng cho con. Với bài viết sau đây, Bio-acimin Gold hi vọng sẽ giúp mẹ sớm dẹp bỏ nỗi lo này.

  1. Tại sao trẻ cần tắm nắng?

Nói ngắn gọn thì mục đích của việc tắm nắng là nhằm đáp ứng nhu cầu vitamin D của cơ thể. Vitamin D thực chất là một loại hooc-môn do cơ thể sản xuất ra khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím, 20% còn lại đến từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu…) Vi chất này đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu hiệu quả canxi, giúp hệ xương chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức đề kháng và tránh tình trạng vàng da ở trẻ. Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến giảm lượng canxi trong máu, gây ra các chứng còi xương, biến dạng xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra đây cũng là lý do dẫn đến một số triệu chứng khác thường gặp ở trẻ như khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, ngủ hay giật mình, chậm phát triển về cả trí tuệ lẫn thể chất. Từ 6 đến 18 tháng tuổi là khoảng thời gian trẻ dễ bị thiếu vitamin D.

Tắm nắng, hay nói cách khác là cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, là phương thức quan trọng nhất trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin D cho cơ thể, không những với trẻ sơ sinh mà còn với cả người lớn.

vitamin-d-cho-tre-so-sinh-3

Tắm nắng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé

Việc tắm nắng cho bé cần được thực hiện đúng cách, nhằm tránh các tác dụng phụ, nhẹ thì là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau nhức xương khớp, da bị tổn thương do ảnh hưởng của tia cực tím, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương thận, tăng huyết áp và tử vong.

2. Các bước tắm nắng cho bé

Thời gian tắm nắng

Sau 10 ngày tuổi là thời điểm mà bé đã có thể sẵn sàng để bắt đầu làm quen với việc tắm nắng. Vào mùa lạnh, mẹ nên “xếp lịch” tắm nắng cho bé vào khoảng từ 9 – 10h sáng hoặc từ 3 – 5h chiều hàng ngày. Từ 9 – 10h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé, trong khi đó 3 – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi, phốt pho và hỗ trợ sự phát triển của xương. Việc cho bé ra ngoài quá sớm trong thời tiết lạnh dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối tránh khoảng thời gian từ giữa trưa đến 4h chiều, bởi đây là giờ cao điểm của mật độ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, vì thế sẽ rất nguy hại cho da.

 08-little-shadow-sunlight

Thời gian lý tưởng nhất để tắm nắng cho bé là 9 – 10h sáng hoặc từ 3 – 5h chiều

Các bước tắm nắng cho bé

–          Ngày đầu tiên, mẹ cho trẻ mặc quần áo để lộ bàn chân và cổ chân, tắm nắng thân trước và sau lưng 5 phút. Sang ngày thứ hai, che từ đầu gối lên đầu để lộ bắp và bàn chân, tắm nắng cho bé 15 phút. Các ngày tiếp sau, cho lộ thêm nhiều vùng da như đùi, ngực, tay, cổ… để tắm nắng. Phần da tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều, cơ thể bé càng nhận được nhiều vitamin D.

–          Thời gian tắm tối đa mỗi lần không quá 30 phút. Thực hiện thành từng đợt 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10 – 20 ngày rồi lại lặp lại quy trình như trên.

3. Làm thế nào để tắm nắng cho con an toàn và hiệu quả nhất trong mùa lạnh?

Một số vấn đề mẹ cần lưu ý khi tắm nắng cho con trong điều kiện thời tiết giá lạnh của mùa đông này:

 

–          Thứ nhất, cần chọn vị trí ngồi của trẻ phù hợp, không cho ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có thể gây hại cho mắt và não trẻ.

–          Nơi tắm cần sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời, tránh những nơi bụi bẩn, ô nhiễm. Tuyệt đối không được tắm nắng cho trẻ nơi gió lùa, đặc biệt là vào mùa đông, để tránh nguy cơ bị cảm lạnh.

–          Vào mùa đông, khí hậu lạnh khiến bé dễ bị cảm lạnh, do đó, mẹ cần phải giữ ấm tay chân và cổ cho trẻ. Các bộ phận có thể được tắm nắng là cánh tay, bụng và lưng. Kể cả vào những ngày nắng ấm, mẹ cũng không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra, thay vì thế mẹ hãy cởi quần áo của bé từng phần một, ví dụ, tắm nắng ở lưng thì nên vén áo của bé. Làm tương tự khi các mẹ phơi chân, tay hay bụng cho bé.

–          Nếu những ngày gió to không ra ngoài được, mẹ có thể cho bé tắm nắng bên cửa sổ nhưng cần lưu ý mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại khiến việc tắm nắng không còn hiệu quả.

–          Nếu mẹ thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé vào trong nhà cho uống chút nước lọc, để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng phụ với ánh nắng.

–          Sau khi tắm nắng cho trẻ, mẹ phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi mẹ đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, dễ dẫn đến cảm lạnh.

–          Khi trẻ đang bị các bệnh cấp tính, bệnh nội tiết như basedow, eczema, hecpet, phải dùng kháng sinh nhóm Quinolon, nhất thiết không được tắm nắng.

–          Ngoài ra, mẹ cũng nên trực tiếp tắm nắng cùng bé để tạo cảm giác thân thương, gần gũi và giúp bé thích thú hơn với việc tắm nắng. Một số gợi ý cho mẹ là hãy nựng nịu, cho bé bú, đến thời điểm phát triển phù hợp có thể tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi hoặc chơi đùa cùng bé.

dung de mua dong lam kho mẹ trong viec tam nang cho be

Đừng để mùa đông “làm khó” mẹ trong việc tắm nắng cho bé

Làm theo những gợi ý trên, mẹ có thể tự tin tắm nắng cho bé một cách an toàn và hiệu quả nhất trong mùa đông này. Và yên tâm rằng, con mình sẽ được bổ sung đầy đủ vitamin D cho những năm tháng đầu đời mẹ nhé!

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính