Trang chủ / Những lưu ý giúp mẹ dạy bé sử dụng bô đúng cách

Những lưu ý giúp mẹ dạy bé sử dụng bô đúng cách

Tạo những thói quen tốt cho bé ngay từ khi còn nhỏ rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, việc hướng dẫn cho bé tập ngồi bô đúng cách cần được mẹ quan tâm hơn cả. Bio-acimin Gold sẽ chia sẻ với mẹ những lưu ý và thông tin hữu ích để giúp mẹ khi dạy cho bé làm quen với việc “ngồi bô” nhé!

1. Xác định thời điểm thích hơp để tập cho bé ngồi bô

Luu-y-giup-su-dung-bo-dung-cach

Hầu hết đa số các mẹ đều cảm thấy lo ngại trước việc dạy bé ngồi bô nên thường cố gắng trì hoãn. Tuy nhiên, khi bé đạt đến một độ tuổi nhất định, việc dạy bé ngồi bô sẽ trở nên rất khó khăn. Các chuyên gia cho rằng trẻ càng lớn càng khó dạy ngồi bô. Đó chính là lí do tại sao độ tuổi phù hợp để dạy bé ngồi bô là từ 18 tháng đến 3 năm tuổi.

Xác định đúng thời điểm bé đã sẵn sàng ngồi bô rất quan trọng và sẽ giúp mẹ không mất quá nhiều thời gian để giúp bé tập ngồi bô sau này. Tuy nhiên, độ tuổi sinh học không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá mức độ sẵn sàng của bé. Dưới đây là một số biểu hiện của bé đã có thể bắt đầu tập luyện ngồi bô mà mẹ cần chú ý quan sát kỹ:

  • Bé đã bắt đầu có ý thức và kiểm soát được những lần đi vệ sinh của mình: Tã giấy của bé khô thoáng trong nhiều giờ đồng hồ, bé đã biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, …
  • Bé đã biết tự kéo quần của mình lên xuống mà không cần nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ
  • Bé có thể tự ngồi xuống và đứng lên
  • Bé không thích cảm giác mặc tã ướt, bẩn 

 

2. Chọn “chiếc bô xinh” phù hợp cho bé

 

Luu-y-giup-su-dung-bo-dung-cach 1

Chọn một chiếc bô phù hợp rất quan trọng để giúp bé bắt đầu làm quen với việc sử dụng bô. Khi chọn mua bô cho bé, mẹ nên mua đúng kích cỡ với cơ thể và độ tuổi của bé. Vì xương chậu của bé vẫn còn nhỏ, bé có thể sẽ bị thụt cả mông xuống nếu bô quá lớn. Với các bé trai, mẹ nên mua một chiếc bô có thiết kế với phần chặn ở trước để khi bé đi vệ sinh không bị bắn ra ngoài. Ngoài ra, một chiếc bô “xinh” với thiết kế ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ giúp bé hứng thú hơn với việc ngồi bô và đi vệ sinh đúng chỗ.

3. Làm ví dụ cho bé

Luu-y-giup-su-dung-bo-dung-cach 2

Ngồi bô là một thói quen sinh hoạt mới đối với bé, chính vì vậy, các bé thường cảm thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ. Tuy nhiên, vì trẻ nhỏ thường hay bắt chước người lớn, mẹ hãy làm mẫu việc ngồi vào bô, hoặc ngồi trong nhà vệ sinh, để bé có thể làm theo. Mẹ hãy biến công việc khó khăn này thành một trò chơi thú vị với bé bằng cách hát, vỗ tay hoặc lắc mông. Bio-acimin tin rằng bé sẽ tỏ ra rất hứng thú với việc tập làm quen với chiếc bô của mình!

4. Tạo thói quen cho bé

Luu-y-giup-su-dung-bo-dung-cach 3

Khi bắt đầu tạo thói quen “ngồi bô” cho bé, mẹ nên đặt bô ở nơi bé dễ chú ý và tập cho bé ngồi bô vào một thời gian cố định trong ngày. Mẹ có thể tạo ra những âm thanh quen thuộc để “dỗ” bé đi vệ sinh như “xì xì” hoặc một bài hát đáng yêu nào đó để tạo một dấu hiệu nhắc nhở bé mỗi lần bé muốn đi vệ sinh. Thời gian đầu, bé có thể từ chối ngồi bô, quấy khóc hoặc thậm chí “tè” ngay ra quần, tuy nhiên, mẹ vẫn nên tiếp tục đặt bé vào bô sau đó để tăng khả năng ứng xử độc lập của bé và giúp bé hiểu rằng mỗi khi muốn “tè” thì phải ngồi vào bô.

5. Thái độ của mẹ: Kiên nhẫn và lạc quan!

Luu-y-giup-su-dung-bo-dung-cach 4

Kiên nhẫn

Mọi thói quen có phản xạ của trẻ đều cần được rèn luyện trong một khoảng thời gian dài, do đó, mẹ không nên nản lòng khi bé chưa hình thành được thói quen ngồi bô. Có một số bé phải mất khoảng 3 – 5 tháng, thậm chí là lâu hơn, để quen với việc  đi vệ sinh đúng chỗ. Do đó, công việc này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của mẹ. Điều quan trọng là mẹ không được bỏ cuộc khi dạy bé sử dụng bô. Nếu mẹ bỏ cuộc giữa chừng, bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tập làm quen lại với bô sau này.

Khuyến khích và khen ngợi bé

Ở những lần ngồi bô đầu tiên, bé có thể mắc một số ‘tai nạn’ như tè ra quần hay làm ướt quần. Nếu mẹ tỏ ra khó chịu hoặc cáu giận, bé sẽ sợ đi vệ sinh. Điều này sẽ cản trở bé hình thành thói quen sử dụng bô sau này. Vì vậy, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng đồ mới để thay cho bé kèm theo những lời khuyến khích nhẹ nhàng để giúp con cẩn thận hơn. Bên cạnh đó, mẹ luôn phải khuyến khích để giúp bé hình thành thói quen ngồi bô một cách tự nhiên. Nếu bé nhút nhát và cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy chiếc bô, mẹ nên trấn an tinh thần và động viên bé để bé không còn “sợ” ngồi bô.

Bên cạnh đó, với mỗi lần bé sử dụng bô thành công, mẹ nên có những phản hồi tích cực, khen hoặc nựng để bé cảm thấy thích thú.  Ngoài ra, mẹ có thể “khoe” thành tích của bé với bố hoặc các thành viên khác trong gia đình để bé cảm thấy hãnh diện và có nhiều cảm xúc tích cực với việc ngồi bô hơn.

Trên đây là những lưu ý giúp bé tập ngồi bô đúng thời điểm mà mẹ nên biết để tạo một thói quen mới cho bé! Bio-acimin chúc mẹ thành công trong cuộc chiến “ngồi bô” với con yêu!

Các bài viết liên quan:

Phòng bệnh tiêu chảy cấp mùa hè ở trẻ nhỏ

Đoán bệnh qua mẫu phân của trẻ

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính