Trang chủ / Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không nên bỏ qua

Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không nên bỏ qua

Dấu hiệu của táo bón nặng như: Phân khô cứng, khó đại tiện, hay bị đau bụng,… Ngoài ra, táo bón nặng cũng cảnh báo nhiều bệnh lý như trĩ, sa trực tràng,…

Dấu hiệu của táo bón nặng như: Phân khô cứng, khó đại tiện, hay bị đau bụng,… Ngoài ra, táo bón nặng cũng cảnh báo nhiều bệnh lý như trĩ, sa trực tràng,… Vậy các dấu hiệu này có nguy hiểm không? Phải xử lý như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo ngay 8 dấu hiệu không nên bỏ qua trong bài viết dưới đây. 

Phân khô, cứng và có thể lẫn máu 

Người bị táo bón nặng thường đi ngoài khó khăn, phân khô cứng và có thể lẫn máu

Táo bón thường có những biểu hiện như: trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng 1- 2 ngày mới đi vệ sinh, dưới 3 lần/ tuần với trẻ em và người lớn. Phân khô, rắn, khó bài tiết, có thể lẫn máu.

Táo bón có biểu hiện phân khô cứng do lượng nước trong phân không đủ hoặc sự hấp thu nước quá mức ở đại tràng. Một số lý do gây ra tình trạng này như uống ít nước, thiếu chất xơ hoặc nhu động ruột chậm kéo dài thời gian phân ở trong đại tràng. Trong quá trình đi ngoài, phần phân rắn cọ xát lên hậu môn gây chảy máu theo phân. 

Luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được rất ít.

Rất khó đi vệ sinh là dấu hiệu điển hình của người mắc táo bón lâu ngày 

Khi bị táo bón nặng, bạn luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần đi lại được rất ít, phân thành cục, lổn nhổn. Điều này có thể giải thích do phân của bạn trở nên khô cứng, khó bài tiết. Vì thế, mỗi lần đi vệ sinh chỉ một lượng nhỏ phân được tống ra ngoài. Số phân còn lại trong đại tràng không thoát ra được tiếp tục kích thích tạo cảm giác buồn đại tiện.

Cảm giác buồn đại tiện sẽ kéo dài liên tục trong ngày cho đến khi bạn đi ngoài đủ để tống hết được lượng phần tồn dư trong đại tràng. Tình trạng này sẽ lặp lại vào lần đi đại tiện tiếp theo nếu bạn vẫn đang bị táo bón.

Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hay són phân.

Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hoặc són phân đa phần gặp ở những trẻ nhỏ bị táo bón. Khi táo bón, phân khô cứng làm trẻ bị đau khiến con có xu hướng sợ phải rặn khi đi ngoài. Lượng phân tích tụ trong đại tràng kéo giãn thành ruột và phát ra các tín hiệu qua dây thần kinh làm tăng nhu động ruột. Lượng phân mềm, lỏng phía trên bị đẩy xuống dưới và rò rỉ ra ngoài theo kẽ quanh khối phân rắn.

Hay bị đau bụng

Đau bụng cũng là dấu hiệu điển hình khi bị táo bón nặng

Các chất cặn bã không đào thải được hết ra ngoài gây đau bụng kèm theo đầy chướng, khó tiêu. Người bệnh thường đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau quặn thành cơn nếu phải rặn khi đi ngoài. Vị trí đau bụng thường gặp là vùng bụng dưới bên trái, tương ứng với phần đại tràng sigma – nơi tiếp nối với trực tràng để phân ra ngoài. Trẻ nhỏ chưa nói được thường quấy khóc, dùng tay ôm bụng. 

Các cơn đau bụng sẽ xuất hiện khi lượng phân tích tụ trong đại trực tràng và kết thúc khi bạn đi ngoài hết lượng phân đó. 

Phần bụng dưới chướng to, hay có cảm giác đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi do táo bón thường gặp ở những người có nhu động ruột kém. Điều này khiến cho phân bị ứ đọng trong thời gian dài, tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn lên men phát triển. Loại táo bón này gặp nhiều hơn ở phụ nữ với triệu chứng đặc trưng chướng bụng, ít có nhu cầu muốn đi ngoài.

Hậu môn rạn, rách, đau rát

Hậu môn rạn, rách, đau rát có xảy ra khi bạn bị táo bón với phân quá rắn và rặn quá sức gây tổn thương phần da quanh hậu môn. Các triệu chứng có thể gặp gồm: đau hậu môn sau khi đại tiện, thậm chí kéo dài vài giờ, chảy máu đỏ tươi, ngứa rát hậu môn.

Các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vài tuần nếu giải quyết được vấn đề táo bón. Tuy nhiên, nó rất dễ tái phát và chuyển thành mãn tính.

Trĩ

Việc gắng sức rặn mạnh khi đi ngoài làm áp lực lên mạch máu cao tạo thành búi trĩ 

Táo bón là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ. Khi táo bón, phân khô rắn cản trở lưu thông máu tại mạch máu dưới niêm mạc của trực tràng. Cộng thêm việc dùng sức quá mạnh khi đi ngoài làm áp lực lên mạch máu tăng cao tạo thành búi trĩ. Khi búi trĩ xuất hiện, gây đau đớn khiến bạn sợ hãi việc đi vệ sinh. Điều này làm tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng tạo nên vòng luẩn quẩn táo bón – trĩ. 

Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ gồm: Đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, có thể sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài.

Sa trực tràng

Sa trực tràng là một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa xuống qua hậu môn, gặp nhiều ở người bị táo bón mãn tính. Những người này thường xuyên phải rặn khi đi vệ sinh, tạo áp lực rất lớn lên ổ bụng và đường ruột. 

Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng gồm: Đau, khó chịu vùng bụng dưới bên trái, thường xuyên có cảm giác đi ngoài không hết phân, cảm nhận được khối lồi ra ngoài hậu môn nhưng có thể đẩy lên được.

Như vậy, táo bón nặng có nhiều biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người. Bạn đọc tham khảo thêm bảng so sánh dấu hiệu táo bón ở người lớn và trẻ em qua bảng sau. 

Dấu hiệu táo bón nặng ở người lớn

Dấu hiệu táo bón nặng ở trẻ em 

Số lần đi ngoài: Dưới 3 lần/tuần.

Số lần đi ngoài phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Trẻ sơ sinh: Dưới 1 lần/ngày.
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Dưới 3 lần/tuần.
  • Trẻ >1 tuổi: Dưới 2 lần/tuần.

Phân rắn, khó đi, có lẫn máu.

Phân rắn, có lẫn máu, rò rỉ ở lỗ hậu môn hoặc són phân.

Các dấu hiệu khác: Đau bụng, đầy hơi chướng bụng, trĩ,… 

Các dấu hiệu khác: Đau bụng. quấy khóc, biếng ăn, bụng chướng, vỗ nhẹ nghe tiếng vang.

Phải làm sao khi có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng? 

Gợi ý những mẹo trị táo bón tại nhà đơn giản tham khảo ngay

Táo bón nặng gây nhiều ảnh tác động xấu tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau đây khi có những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng.

Một số mẹo trị táo bón tại nhà

Bạn có thể sử dụng các cách dân gian dưới đây để tăng nhu động ruột, làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón:

  • Sử dụng nha đam: Chất nhầy trong nha đam có tác dụng làm mềm phân và thúc đẩy bài tiết phân hiệu quả. Do đó, bạn có thể trực tiếp sử dụng phần thịt nha đam với 1 chút đường phèn khi bị táo bón. 
  • Mè đen: Hạt mè đen chứa nhiều chất béo giúp bôi trơn niêm mạc ruột và tăng nhu động ruột. Do đó, bạn sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn sau 3 – 5 ngày sử dụng.
  • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc và rất hiệu quả trong việc cải thiện táo bón. Trong rau có nhiều chất nhầy làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa trơn tru hơn.

Sử dụng thuốc trị táo bón

Để điều trị táo bón hiệu quả cần lưu ý những vấn đề dưới đây

Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà áp dụng các biện pháp hỗ trợ không cải thiện, bạn có thể sử dụng các thuốc sau dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn:

  • Thuốc tăng giữ nước trong lòng ruột: Sorbitol, Forlax.
  • Thuốc nhuận tràng: Metamucil.
  • Thuốc làm mềm phân: Norgalax.

Lưu ý

  • Các thuốc trên chỉ cải thiện triệu chứng táo bón mà không giải quyết được nguyên nhân. 
  • Không lạm dụng thuốc vì gây nguy cơ mất nước do đại tiện nhiều, suy yếu đường ruột. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng.

Bệnh táo bón khi nào cần tới bệnh viện?

Khi có những triệu chứng sau, bạn cần tới bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Đau bụng dữ dội như dao đâm, sốt, bụng căng tức, cứng như gỗ.
  • Táo bón kèm theo chảy máu, sút cân, người mệt mỏi.
  • Táo bón kéo dài trên 3 tuần không cải thiện dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà.
  • Trẻ nhỏ táo bón kèm theo quấy khóc nhiều hoặc khóc thét từng cơn, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Táo bón xen kẽ với những đợt tiêu chảy.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn nắm được 8 dấu hiệu của bệnh táo bón nặng để có biện pháp xử trí phù hợp. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Bio – Acimin tư vấn hoàn toàn miễn phí sớm nhất. 


Men vi sinh Bio – Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón

Men vi sinh Bio – Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn nhờ công thức đặc biệt có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1. Chất này sự kết hợp bởi 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện táo bón, đảm bảo an toàn và được công nhận với việc hỗ trợ điều trị táo bón.  

Ngoài ra, men vi sinh còn giúp bổ sung lợi khuẩn giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn kích thích tăng nhu động ruột tạo cảm giác buồn đi ngoài và đẩy phân đi qua ruột già nhanh chóng.

Nếu bạn có dấu hiệu táo bón nặng, nên sử dụng thêm men vi sinh Bio – Acimin Fiber từ 2 – 3 tháng để hỗ trợ điều trị tốt hơn. 

Thông tin tham khảo thêm: 

Giải cứu trẻ bị táo bón lâu ngày bằng cách siêu đơn giản, hiệu quả tức thì

Cách cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ các mẹ phải biết

Cách trị táo bón tại nhà đơn giản áp dụng cho cả trẻ em và người lớn

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón ra máu tại nhà

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính