Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất non yếu, bởi vậy chỉ cần hiểu sai và điều trị không đúng cách bệnh sẽ trở nên phức tạp và dai dẳng. Vậy cần phải làm gì để xử lý hiệu quả và hạn chế tình trạng này tái đi tái lại nhiều lần, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng bất thường về chức năng dạ dày, ruột. Tỉ lệ trẻ mắc rối loạn tiêu hóa cao nhất rơi vào nhóm dưới 12 tháng tuổi, chiếm tới 59% còn lại 40% là nhóm trẻ từ 1-2 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa đồng nghĩa với việc gây ra chứng rối loạn tiêu hóa
Xây dựng chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Nhiều bậc phụ huynh vì thấy con có vẻ thấp bé nhẹ cân hơn các bạn cùng lứa nên có tâm lý muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho con và cho trẻ ăn dặm sớm hơn so với khuyến cáo. Chính điều này sẽ khiến trẻ gặp tình trạng khó tiêu là vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh và khó khăn trong việc hấp thu tinh bột cũng như những dạng thức ăn mới ngoài sữa và gây nên rối loạn tiêu hóa
Đối với những trẻ đã qua thời kỳ ăn dặm, lượng thực phẩm cần bổ sung cũng đòi hỏi đa dạng, phong phú để phù hợp với sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen tập trung vào các món ăn chứa quá nhiều đạm khiến trẻ không thể hấp thu được hết lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Lâu ngày đây lại chính là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Thói quen ăn uống không đúng cách: Nhiều bậc phụ huynh rất hay cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi để giúp con ăn nhanh hơn. Thói quen này sẽ khiến trẻ mất tập trung vào các món ăn, ăn qua loa, không chịu nhai kỹ.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cũng thường hay xảy ra với trẻ ngay sau hoặc trong thời gian điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn làm chết cả các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp mẹ chớ bỏ qua
Nôn trớ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất, trung bình cứ 3 trẻ thì sẽ có 2 bé bị nôn trớ trong những tháng đầu đời. Nguyên nhân là do dạ dày của trẻ nằm ngang, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu. Nôn trớ thường xảy ra sau khi trẻ ăn no và có những hoạt động mạnh.
Đầy hơi, chướng bụng: Mẹ có thể nhận ra triệu chứng này khi bé xì hơi hoặc ợ hơi sau khi ăn no.
Đi ngoài phân sống: Là tình trạng bé ăn gì thường đi vệ sinh ra cái đó do chưa tiêu hoá hết. Nguyên nhân do hệ tiêu hoá của bé chưa tiết đủ men xử lý hết lượng thức ăn nạp vào.
Tiêu chảy: Xảy ra khi bé bị tăng nhu động ruột, thức ăn chuyển qua ruột nhanh hơn, gây ra phản xạ đi ngoài nhiều lần, khoảng 3-10 lần/ngày
Táo bón: Biểu hiện rõ nhất qua việc trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2 – 3 ngày đi một lần, bụng căng cứng. Khi đại tiện phân vón cục lớn, khô, phải cố sức rặn. Lâu ngày khiến bé sinh ra tâm lý sợ đi ngoài vì đau đớn.
Đau bụng: Đau bụng do rối loạn tiêu hóa khá đa dạng thể bị nhẹ kéo dài từng cơn, hoặc đau quặn thắt,…Vị trí đau bụng cũng thường không cố định vì thế nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nguyên nhân có thể đến từ việc trẻ ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, hoặc ăn quá no…
|
Làm sao xử lý rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nếu muốn điều trị hiệu quả trước hết các bậc phụ huynh cần phải xác định chính xác nguyên nhân sau đó mới tìm hiểu cách trị phù hợp.
Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa là loạn khuẩn đường ruột, do sức đề kháng của trẻ còn kém, hệ vi khuẩn có lợi chưa đủ sức ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống, hô hấp. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần, phân kèm theo nhầy, trường hợp nặng có thể đau bụng, sốt, phân lẫn máu.
Vì vậy để điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, hạn chế tái phát cho trẻ, các bậc phụ huynh cần kết hợp một cách toàn diện chú ý cả về chế độ ăn, nâng cao đề kháng và bổ sung lợi khuẩn để đạt được hiệu quả cao và lâu dài:
Các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ thường bị thiếu hụt. Các vi khuẩn có lợi khi đi vào đường ruột sẽ ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm dần các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Các lợi khuẩn này có trong một số thực phẩm và các chế phẩm bổ sung như men vi sinh. cha mẹ bổ sung cho men vi sinh chứa lợi khuẩn giúp trẻ tăng cường hấp thụ thức ăn, giảm rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
|
Tuy nhiên, khi đưa men vi sinh chứa lợi khuẩn thông thường vào cơ thể, số lượng lợi khuẩn có khả năng sống sót khi đến ruột bị giảm đi nhiều do bị tiêu diệt bởi môi trường acid của dịch vị dạ dày.
Vì thế mẹ nên lựa chọn men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn và nấm men vì khả năng chịu đựng cao hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy. Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy cho hiệu quả tối ưu, nhất là đối với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Hơn nữa bào tử lợi khuẩn với cấu trúc đặc biệt với rất nhiều lớp “áo giáp” bên ngoài giúp bảo vệ phần lõi bào tử tránh khỏi các tác động của nhiệt độ cao, dung môi và cả thuốc kháng sinh. Rất phù hợp với những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa do phải dùng kháng sinh dài ngày
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh, tuy nhiên để kết hợp trị rối loạn tiêu hóa đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ hiệu quả nhất các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng chế phẩm chứa bào tử lợi khuẩn, các acid amin, cũng như vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bởi cùng với bào tử lợi khuẩn, các acid amin, vitamin và khoáng chất sẽ hiệp đồng tác dụng giúp hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ sớm phục hồi và có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hoá của trẻ lâu dài hơn.
Mẹ cần chú trọng chọn sản phẩm có thương hiệu lâu năm trên thị trường, được sản xuất bởi công ty có uy tín.
Mẹ có thể lựa chọn dạng cốm phổ biến thơm ngon dễ uống hoặc dạng viên nhai tiện dụng dễ như nhai kẹo với các hương vị hấp dẫn và bắt mắt trẻ nhỏ.
Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.
Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh