Trang chủ / Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ của bé.

Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ của bé.

Ngay từ những giai đoạn đầu đời, khả năng ngôn ngữ của bé đã bắt đầu phát triển. Các bậc cha mẹ hãy chú ý chăm sóc và khuyến khích để hoàn thiện điều đó.

Bạn có biết rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự thành công trong cuộc sống luôn là kỹ năng truyền thông? Khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt luôn là lợi thế khi giao tiếp với mọi người. Nếu bạn đã làm cha mẹ, chắc hẳn bạn cũng biết rằng, giai đoạn ngay từ khi chào đời, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bé đã bắt đầu phát triển.

Những cột mốc cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ

Bé học hỏi các kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhưng các kỹ năng này phát triển như thế nào phụ thuộc vào từng độ tuổi và tính cách của từng bé.

Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi

Giai đoạn đầu đời này bé đã phản ứng lại với thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ cơ thể: cười, ánh nhìn, tiếng khóc…Tất cả đều là cách bé giao tiếp với thế giới khi giai đoạn bé tập nói chưa bắt đầu.

3 tháng tuổi: Bé đã quan tâm hơn đến mọi thứ và nhận ra khuôn mặt, mùi hương của mẹ.

6 tháng tuổi: Có phản ứng với âm thanh và tiếng nói.

9 tháng tuổi: Bám vào đồ vật nào đó để đứng lên, lắp bắp nói hoặc biết kết hợp các âm tiết, bắt đầu nhận thức được những đồ vật cố định.

12 tháng tuổi: Dùng biểu hiện nét mặt, đôi tay… để ám chỉ đồ vật mong muốn.

Giai đoạn từ 1 tuổi đến 3 tuổi

Đây là giai đoạn bé chính thứ chọc ngôn ngữ nói. Khả năng ngôn ngữ của bé phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh. Đây là giai đoạn nền tảng để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic của bé.

15 tháng tuổi: thường xuyên nói 3 từ, biết đi giật lùi và bắt chước người khác.

18 tháng tuổi: biết lật giở sách ,cáu kỉnh khi không vừa ý, thường xuyên sử dụng được 6 từ, hay đi bộ trong nhà và bắt đầu tập chạy, thích thú khám phá các món đồ chơi và chơi thành thạo.

24 tháng tuổi: biết gọi tên các hình vẽ đơn giản trong sách, ngồi vững, thích khám phá, leo trèo.

30 tháng tuổi: biết tự mặc quần áo, gọi tên một số bộ phận cơ thể, nói rõ ràng hơn trước, biết rửa và lau tay.

36 tháng tuổi: Có thể nói câu dài hơn (4 đến 5 từ) và hiểu được hầu hết các câu nói, có thể phân biệt hai hành động gần giống nhau, chạy vững vàng, biết cầm viết chì đúng cách.

Giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ như thế nào là tốt nhất?

Cha mẹ nên tạo một môi trường lành mạnh và cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bé phát huy tối đa khả năng tư duy học hỏi.

Tạo một môi trường lành mạnh

Sau đây là 6 cách đơn giản giúp các bậc cha mẹ chơi với bé hằng ngày và giúp bé thông minh hơn.

Vẽ tranh

Cha mẹ hãy mang cát, muối gạo đổ vào một cái khay để cho bé dùng ngón tay vẽ trên các nguyên liệu đó một cách chậm chậm. Trò này không những giúp bé yên lặng chú tâm mà còn rất hiệu quả trong việc vận động các cơ. Nhưng mẹ cần nhớ rửa tay cho bé sau khi chơi xong.

Nhờ bé giúp đỡ

Bạn hãy thử nhờ bé lấy đồ vật theo ý bạn để bé rèn luyện sự khéo léo. Khi bé đến độ tuổi cần phải vận động và các cơ bắp bắt đầu cứng cáp, bé sẽ rất thích thú với những hoạt động như vậy. Chơi cùng con, bạn đừng quên khen để khích lệ tinh thần bé.

Cùng học cùng chơi

Cha mẹ không nên đứng “bên lề” trong trò chơi của con, mà hãy trườn, bò thi với bé để lấy một đồ vật nào đó, hay lăn lê bò toài trên sàn nhà cùng bé để “giải phóng năng lượng” bất cứ lúc nào cha mẹ có thời gian và bé hào hứng với việc đó.

Đọc truyện cho bé

Cha mẹ hãy chọn những câu chuyện có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật, nội dung gần gũi với bé để bé có thể tham gia vào việc đọc truyện cùng ba mẹ. Giọng đọc biểu cảm, hài hước kèm những động tác minh họa của cha mẹ sẽ giúp bé thích thú hơn với câu chuyện cũng như phát triển khả năng ngôn ngữ. Những câu chuyện cổ tích có hậu, nhân văn hoặc truyện về loài vật chính là những điều bé thích.

Cho bé nhiều lựa chọn

Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ không nên áp đặt hay ép buộc bé, hãy để bé chơi trò bé thích trong những món đồ chơi bạn chọn. Sự lựa chọn không chỉ giúp bé học các khái niệm, hành động… mà còn là một yếu tố thúc đẩy bé biết tự quyết định, bộc lộ thói quen, sở thích và học cách chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Đồ chơi cũng giúp bé phát triển trí thông minh.

Vui chơi ngoài trời

Cho bé vui chơi ngoài trời sẽ giúp bé quan sát và học hỏi được rất nhiều từ thế giới xung quanh. Bé cũng có thể thoải mái vận động khi được cha mẹ dẫn đi chơi ở công viên.

Cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cần thiết

Một chế độ dinh dưỡng cần và đủ không chỉ giúp bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn trong hoạt động thể chất mà còn là yếu tố rất quan trọng cho sự rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy nhạy bén. Nếu bé không được cung cấp dinh dưỡng hợp lý, sẽ dẫn đến sự kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.

Sữa rất cần cho sự phát triển của bé

Sữa rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé do sữa cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu, cân bằng với Vitamint, Canxi và Khoáng chất giúp trẻ phát triển tốt hệ xương, răng, cao lớn vượt trội. Thành phần chất Sắt, DHA (Acid Docosahexaenoic) và ARA (Acid Arachidonic) có trong sữa sẽ thúc đẩy tối đa sự phát triển về não bộ và thị giác giúp bé tăng khả năng khám phá, tìm hiểu cuộc sống xung quanh.

Kích thích sự thèm ăn của bé

Để kích thích sự thích thú của bé khi ăn uống, ba mẹ nên trình bày các món ăn có màu sắc hấp dẫn, đa dạng về thành phần và mùi vị. Bé ở độ tuổi này không thể ăn nhiều (do dạ dày còn nhỏ), cho nên cần phải cho bé ăn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm hỗ trợ tăng trưởng tốt nhất. Hạn chế cho bé uống nước ép trái cây, nước ngọt và những thức ăn không có năng lượng.

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính