Trang chủ / Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày: 5 Nguyên nhân và 3 cách xử lý

Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày: 5 Nguyên nhân và 3 cách xử lý

Nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh nếu chỉ xuất hiện 1 – 2 lần/ ngày và con vẫn ăn sữa, phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày có thể do bé đang bệnh lý tiềm ẩn. Ba mẹ hãy cùng Bio – Acimin tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp xử trí bé sơ sinh trớ nhiều lần trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày

Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày có thể là tình trạng sinh lý bình thường hoặc do các nguyên nhân sau đây: 

Trẻ bú quá no rất dễ bị nôn trớ

  • Do hệ tiêu hóa chưa phát triển: Dạ dày của bé thường nằm ngang và thể tích còn rất nhỏ nên lượng sữa ứ lại lâu hơn. Giữa thực quản và dạ dày có 1 cơ vòng (cơ tâm vị) có tác dụng ngăn ngừa thức ăn trào ngược lên trên. Ở trẻ nhỏ, tâm vị chưa chắc chắn nên bé dễ bị ọc sữa sau khi ăn no, vận động hoặc nằm sai tư thế.
  • Bú quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có thể chứa 7 – 13ml/ lần ăn ngay sau khi chào đời, tăng lên 30 ml/ 1 lần ăn ở tháng thứ 3 và khoảng 200 ml/ 1 lần ăn ở tháng thứ 6. Vì vậy, nếu mẹ cho bé ti quá no, vượt qua mức chứa của dạ dày sẽ làm cho con bị trớ. 
  • Trẻ mắc bệnh đường ruột: Một số bệnh lý của hệ tiêu hóa ở trẻ như lồng ruột, rối loạn nhu động ruột, viêm ruột… cũng sẽ gây ra hiện tượng trớ kèm theo các triệu chứng sốt, quấy khóc, đau bụng, ăn uống kém. 
  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày kèm theo sốt, đau bụng, tiêu chảy thậm chí là co giật thì đây chính là những dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc thức ăn. Lúc này, cha mẹ nên đưa con đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Trẻ bị đầy hơi: Đầy hơi khiến sữa tiêu hóa chậm, trong dạ dày của bé có nhiều khí và hơi dễ gây nôn trớ. Bé bị đầy hơi còn kèm thêm các triệu chứng như: Bú kém, quấy khóc, chướng bụng, táo bón, sờ thấy bụng hơi cứng.

Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày có sao không?

Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày có sao không phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu trẻ trớ sinh lý hoặc trớ do mẹ bế sai tư thế, bú sữa no trong thời gian ngắn thì mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này mẹ chú ý giảm lượng sữa cho con ti mỗi lần, không để bé nằm hoặc bế bé rung lắc mạnh sau khi ăn sữa. 

Nôn trớ kéo dài  ở trẻ có thể gây ra mất nước và điện giải

Nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày kèm các dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì có thể nghiêm trọng tới sức khỏe của con:

  • Trớ ra máu: Trẻ bị trớ ra máu có thể do mẹ bị nứt đầu ti hoặc những tổn thương vùng miệng. Tuy nhiên, trẻ trớ ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo 1 số bệnh lý nguy hiểm như: giãn tĩnh mạch cửa gan, tổn thương thực quản, viêm ruột cấp, sốt xuất huyết.
  • Trẻ đi ngoài: Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nước, có thể kèm theo máu là những triệu chứng của các bệnh lý như viêm ruột, lồng ruột cấp, thương hàn…Ngoài ra, việc vừa bị trớ vừa đi ngoài nhiều lần còn khiến trẻ bị mất nước, điện giải, gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
  • Sốt, co giật: Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày kèm sốt cao, co giật là biểu hiện rõ rệt của tình trạng nhiễm khuẩn như ngộ độc thức ăn, nhiễm độc thần kinh, viêm màng não mủ,… 
  • Trẻ trớ liên tục và kéo dài hơn 24 giờ: Trẻ bị trớ nhiều lần, kéo dài dễ bị mất nước, mất điện giải. 

Mẹo xử lý tại nhà trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày

Khi phát hiện trẻ bị trớ nhiều lần trong ngày, mẹ phải làm sao để giúp con hết trớ đây? Hãy xem một số mẹo đã được hiệp sĩ Bio hướng dẫn ở phần sau.  

Bế trẻ đúng cách khi bị trớ

Ngay khi trẻ bị trớ, mẹ chú ý cho nghiêng đầu con sang một bên đề phòng trẻ bị sặc. Phụ huynh không bế xốc con lên đột ngột vì dễ làm chất nôn, trớ sặc vào phổi gây nguy hiểm. Nếu bé đang ngủ, mẹ nên đặt con nằm có kê gối dưới đầu hoặc bế trên tay sao cho phần đầu cao hơn phần thân một chút để tránh trào ngược dạ dày. Đồng thời, mẹ vỗ về trẻ và vuốt dọc lưng, ngực của con sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Vệ sinh, thay đồ sạch sẽ cho trẻ sau khi trớ

Để làm sạch chất nôn trong miệng con, mẹ dùng gạc mềm quấn vào ngón tay và thấm hết chất nôn trong miệng, họng của trẻ. Sau đó, mẹ lau mặt, cổ cho bé bằng nước ấm và thay áo cho con để tránh gây ra mùi khó chịu, không để chất bẩn dính lại gây dị ứng da ở vùng cổ, mặt. 

Chăm sóc và chú ý dinh dưỡng của trẻ

Những thay đổi nhỏ trong cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý sau đây sẽ giúp hạn chế tình trạng nôn trớ nhiều lần ở trẻ sơ sinh: 

Để giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ mẹ hãy thử ngay những cách dưới đây

  • Cho bé bú đúng cách: Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, chia nhỏ số lần bú tránh bị quá no, chỉ cho bé nằm sau khi bú được từ 15 – 20 phút. Khi cho con ti, mẹ bế bé sao cho đầu và thân mình nằm trên một đường thẳng để hạn chế việc trào ngược dạ dày. Với trẻ bú ngoài, mẹ giữ bình sao cho sữa ngập cổ bình giúp bé ti dễ hơn, không nuốt phải không khí. 
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi con ti xong: Mẹ dùng một chiếc khăn sạch trên vai, bế vác bé, để đầu bé tựa vào vai mẹ. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng xoa lưng trẻ theo hình tròn hoặc khum tay vỗ nhẹ từ dưới lên. Biện pháp này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ vừa nuốt phải trong khi bú, tránh chướng hơi, đầy bụng gây trớ. 
  • Massage bụng cho trẻ: Mẹ sử dụng đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, xoay vòng từ rốn và mở rộng ra bên ngoài. Động tác này có tác dụng chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể massage bụng cho con theo dọc khung đại tràng để tăng nhu động ruột, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày.
  • Bổ sung men vi sinh giúp trẻ có tiêu hóa tốt: Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu sau: Trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày kèm sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường có máu hay dịch mật (xanh, vàng),… Vì lúc này trẻ có nguy cơ nhiễm độc tiêu hóa, cần được xử trí sớm tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con. 

Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu và tìm được giải pháp phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bố mẹ để lại câu hỏi bên dưới bình luận hoặc liên hệ ngay tới hotline 19006436, đội ngũ chuyên gia của Bio – Acimin sẽ tư vấn sớm nhất có thể. 

Các thông tin khác nên xem: 

Tip mới xử lý nôn trớ cho trẻ an toàn và hiệu quả

Tip mới xử lý nôn trớ cho trẻ an toàn và hiệu quả


Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio – Acimin Gold – cung cấp bào tử lợi khuẩn và nấm men cùng các vi chất dinh dưỡng giúp cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên cho đường ruột. Bio – Acimin là thương hiệu đã có mặt hơn 15 năm trên thị trường, lựa chọn tin cậy của 98% mẹ Việt.

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính