Trang chủ / Vì đâu hại khuẩn “trỗi dậy” (Phần 1)

Vì đâu hại khuẩn “trỗi dậy” (Phần 1)

Sức khoẻ của bé luôn bị đe doạ bởi những hại khuẩn nằm trong hệ tiêu hoá. Khi chúng im lặng thì bé khoẻ mạnh chơi đùa; nhưng chúng chỉ cần sinh sôi lớn mạnh sẽ thành cơn ác mộng của mẹ! Vì sao hại khuẩn trỗi dậy? Hãy cùng Bio-acimin tìm hiểu kẻ thù đáng ghét này nhé!

Hại khuẩn là những vi khuẩn có hại đang trú chân trong hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở ruột già. Có hàng trăm chủng hại khuẩn, chủ yếu đều thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, trong đó có những chủng khi sinh sôi sẽ khiến sức khoẻ của bé chao đảo như E.coli gây bệnh tiêu chảy và Salmonella gây bệnh thương hàn . Có nhiều lý do để hại khuẩn phát triển mạnh trong hệ tiêu hoá, lấn át lợi khuẩn; trong bài này Bio-acimin sẽ liệt kê 3 nguyên nhân đầu tiên, đó là món ăn, thức uống không vệ sinh, bé dùng kháng sinh quá nhiều và bé bị căng thẳng tâm lý (stress). 

Món ăn, thức uống không hợp vệ sinh 

Nguyên nhân: Thực phẩm không được vệ sinh kỹ mang theo rất nhiều hại khuẩn khác, khi vào đến hệ tiêu hoá, chúng hợp tác với hại khuẩn có sẵn trong ruột, cả hai cùng áp đảo lợi khuẩn. Đặc biệt, một số hại khuẩn nguy hiểm nhất lại có thể tồn tại trong những đồ ăn thức uống hay dùng nhất của bé, đó là thịt bò, trứng gà, nước và sữa. 

Ví dụ như hại khuẩn Salmonella trú ngụ nhiều nhất trong trứng gà và sữa chưa được tiệt trùng.  Nếu bé ăn phải trứng chưa nấu chín, hoặc uống sữa nhiễm Salmonella, bé sẽ nuốt xuống dạ dày quá nhiều Salmonella, gây ra bệnh nhiễm khuẩn. Vì khả năng miễn dịch của bé còn yếu, vi khuẩn Salmonella có thể lây lan đến máu và xương, một số chủng Salmonella sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như bệnh thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc. 

Nước là thức uống thiết yếu của bé, nhưng nước cũng là nguồn cung cấp hại khuẩn E.coli nếu không được khử trùng bằng chlorine.  Khuẩn E.coli cũng có thể xuất hiện trong thịt bò. Hầu hết các chủng E.Coli ít độc hại, nhưng có một số chủng rất nguy hiểm, như E.coli 0157:H7, gây tiêu chảy, xuất huyết, suy thận… 

Hai nguồn dinh dưỡng trứng gà và thịt bò có thể chứa hại khuẩn 

Độ tuổi thường gặp: Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hệ tiêu hoá của bé dễ bị ảnh hưởng nhất khi bé dưới 2 tuổi.

Cách khắc phục: Mẹ hãy đảm bảo đồ ăn, thức uống của bé được an toàn theo các cách sau: 

  • Hại khuẩn có nhiều trong đồ ăn sống, nên mẹ cần nấu chín kỹ, ví như trứng gà luộc trên 10 phút; thịt gà, thịt bò phải nấu tới khi mất màu đỏ, để khuẩn Salmonella chết với nhiệt độ trên 75 °C , E.coli bị tiêu diệt ở 70°C . Bên cạnh đó, để bé không ăn phải nguồn khuẩn từ thực phẩm, mẹ chỉ nên mua và sử dụng các chế phẩm từ thịt như xúc xích, pa-tê… từ nguồn đáng tin cậy. 
  • Hại khuẩn có trong nước và sữa chưa khử trùng, nên mẹ chỉ cho bé uống nước được xử lý, hoặc đã nấu sôi để nguội; không cho bé uống sữa hay chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. 
  • Hại khuẩn không bị giết trong ngăn mát tủ lạnh, chúng chỉ bị kìm hãm; ví như Salmonella vẫn tăng trưởng chậm ở nhiệt độ ngăn mát 6°C; vì thế mẹ phải bảo quản thịt sống riêng rẽ với rau củ, hâm nóng đồ ăn trong tủ lạnh trước khi ăn. 
  • Hại khuẩn dễ dàng lây lan qua đường chạm, ví như mẹ lây khuẩn từ dao thớt, bé lây khuẩn từ tay mẹ; nên sau khi nấu ăn mẹ phải làm sạch dao nồi, bé đi vệ sinh xong phải được rửa kỹ với xà phòng. Mẹ cũng không nên để tay người lạ chạm vào miệng bé.  
  • Hại khuẩn có nhiều trên da, phân của các loài bò sát, nên mẹ không nên để các loài bò sát, lưỡng cư vào trong nhà khi bé dưới 5 tuổi. 

Dùng kháng sinh quá nhiều

Nguyên nhân: Bé uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới số lượng của lợi khuẩn trong hệ tiêu hoá. Vì kháng sinh bảo vệ bé bằng cơ chế kìm khuẩn như kháng sinh Tetracyclin, hoặc cơ chế diệt khuẩn như Penicilin , chứ không phân biệt lợi khuẩn hay hại khuẩn. Ví dụ như khi bé uống kháng sinh Amoxicillin để chữa bệnh nhiễm trùng,  khi vào cơ thể, Amoxicillin sẽ ngăn cản sự hình thành vỏ tế bào vi khuẩn, khiến chúng dễ bị xâm nhập, để hệ miễn dịch tiêu diệt.  Kết quả là hại khuẩn bị giết, vô tình lợi khuẩn cũng đi luôn.  Không chỉ thế, hại khuẩn được sự tiếp tay từ nguồn vi khuẩn của thực phẩm bên ngoài nên sinh sôi nhanh trong hệ tiêu hoá, dẫn đến bé bị loạn khuẩn đường ruột, gây ra nôn ói, chướng bụng, tiêu chảy,… 

Kháng sinh bé hay dùng như Amoxicillin tạo điều kiện cho hại khuẩn vùng dậy 

Độ tuổi thường gặp: Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách khắc phục: Khi uống kháng sinh, mẹ chú ý bổ sung lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn cho bé bằng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

  • Để kìm chế hại khuẩn, mẹ giảm lượng đồ ngọt trong khẩu phần ăn của bé, vì đường nuôi dưỡng hại khuẩn . 
  • Để hỗ trợ lợi khuẩn, mẹ hãy cho bé ăn nhiều chất xơ, đó là nguồn thức ăn của lợi khuẩn . 
  • Để giúp tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn cân bằng, mẹ chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Để bổ sung nguồn lợi khuẩn, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh (probiotics). Mẹ nên chọn nhãn hiệu probiotics chứa 3 chủng vi khuẩn tên Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Streptococcus faecalis vì ba chủng này giúp bé tạo ra vitamin K, kháng khuẩn, ngăn bệnh tiêu chảy , tiêu hoá tốt hơn  , giảm đau bụng do uống sữa . 

Căng thẳng tâm lý (stress)

Nguyên nhân: Khi bé còn nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ mình, bản năng sinh tồn khiến bé luôn luôn tìm kiếm sự an toàn. Những biến cố khiến bé thấy mất an toàn như gia đình thay người trông trẻ, đi nhà trẻ lần đầu tiên sẽ khiến bé sợ hãi, lo lắng. Khi bé căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây co cơ, khó tiêu, ảnh hưởng tới nhu động ruột, cản trở miễn dịch của đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hoá, hại khuẩn có cơ hội vùng lên.  

Stress trong ngày đầu tiên đi học là nguyên nhân khiến hại khuẩn trỗi dậy 

Độ tuổi thường gặp: Thường gặp khi bé dưới 6 tuổi vì tâm lý chưa vững vàng. 

Cách khắc phục: Bé phải giải toả được stress. Đối mặt với biến cố là kỹ năng sống cơ bản bé cần học, mẹ có thể giúp bé làm quen dần bằng các cách dưới đây:

  • Chuẩn bị tâm lý cho bé trước khi đưa bé đi nhà trẻ, hoặc thay người giữ trẻ. Tuyệt đối tránh gây ra cú sốc đột ngột cho bé, vì chúng sẽ gây ra những hậu quả lâu dài như bé bị stress nặng, gặp sang chấn tâm lý…
  • Tạo cho bé cảm giác an toàn bằng cách khi đưa bé đến trường, bố mẹ đứng ở cổng cho tới khi bé vào lớp; hoặc khi thay người giữ trẻ, mẹ ở cạnh bé trong vài ngày đầu để bé làm quen với người mới. 
  • Dùng niềm vui để phân tán sự chú ý của bé. Ví dụ như nhắc cô giữ trẻ bày nhiều trò chơi; chọn trường mầm non có chất lượng tốt và giáo viên vui tính, để bé vui vẻ, quên đi nỗi sợ, không bị stress. 
  • Giữ thái độ tích cực. Khi bé khóc, mẹ không được tỏ ra lo lắng hay bực mình, vì bé sẽ cảm nhận được tâm trạng của mẹ và sợ hãi hơn. Hãy an ủi bé bằng ngôn ngữ tích cực để bé thấy mọi chuyện vẫn ổn.  

Hại khuẩn là kẻ thù nguy hiểm trong những năm đầu đời của bé. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, sức đề kháng của bé còn rất yếu, từng giai đoạn phát triển như tiêm vắc xin, mọc răng, cảm sốt, đi nhà trẻ… đều là cơ hội cho hại khuẩn vùng lên. Mẹ hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách giúp bé có hệ tiêu hoá thật khoẻ mạnh và tâm lý thật vững vàng. Khi bé khoẻ, hại khuẩn sẽ phải chào thua!

Bài viết liên quan:

Rối loạn tiêu hóa sơ cấp và cách xử lý

Probiotics (men vi sinh) là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Men vi sinh: Hiểu đúng bản chất để dùng cho chuẩn

ĐẶT HÀNG NHANH

Sản phẩm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Gold+155.000đ - 0 +
Bio-acimin Fiber149.000đ - 0 +
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Viên nhai Bio-acimin Chew 155.000đ - 0 +
Bio-acimin Chew F149.000đ - 0 +
Tạm tính